Công nghệ tạo mẫu nhanh – Rapid Prototyping -快速原型
Công nghệ tạo mẫu nhanh (Rapid Prototyping – RP -快速原型) được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và chứng tỏ ưu thế vượt trội trong quá trình tạo mẫu vật lý để nghiên cứu trước khi chế tạo sản phẩm.
Công nghệ tạo mẫu nhanh (Rapid Prototyping – RP -快速原型) đề cập đến việc tạo hình và gia công các mô hình các chi tiết sản phẩm theo cách thực hiện trực tiếp từ những dữ liệu của mô hình thiết kế ảo 3 chiều trên máy tính. Khác với công nghệ truyền thống là hớt bớt vật liệu đi, bản chất của RP là tạo hình và gia công các mô hình, các chi tiết sản phẩm trên cơ sở bồi đắp và dính kết vật liệu từng lớp với nhau (add and bone materials).
– Từ những năm 80 đến 1994 bắt đầu với bằng sáng chế về thiết bị tạo hình lập thể (Stereo Lithography Apparatus-SLA), công nghệ tạo mẫu nhanh được thương mại hóa bởi Công ty 3D Systems (Hoa Kỳ)
– Từ 1994-1997, thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo mẫu nhanh phát triển theo hướng hoàn thiện
– Từ 1997 đến nay, triển khai công nghệ tạo mẫu nhanh ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Với công nghệ tạo mẫu nhanh cho phép nhà sản xuất nhanh chóng tạo ra được những sản phẩm, truyền đạt được ý tưởng thiết kế của họ đến công nhân hoặc khách hàng. Rất thuận lợi trong việc tạo thử những sản phẩm mới.
Tuy chỉ mới chính thức ra đời từ năm 1998, nhưng công nghệ tạo mẫu nhanh đang là mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng trong ngành cơ khí công nghệ cao, ngoài ra nó còn được ứng dụng đa dạng cho nhiều ngành khác, cho phép tạo nhanh các sản phẩm công nghiệp:
– Nghành chế tạo khuôn nhanh (rapid tooling) có thể dùng các công nghệ khác nhau như vật liệu lỏng quang hóa (photopolyme), vật liệu rắn (giấy, gỗ …), đặc biệt nghành công nghệ tạo mẫu đế giày, tạo khuôn mẫu cho ngành nhựa với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
– Ứng dụng trong các ngành sản xuất chế tạo ô tô, xe máy, điện dân dụng, máy điều hòa nhiệt độ, vỏ ti vi, máy nông nghiệp, với hiệu quả kinh tế rất lớn.
– Trong lĩnh vực y học, công nghệ tạo mẫu nhanh được dùng để chế tạo các mô hình y học, các bộ phận cấy ghép thay thế xương và các công cụ trợ giúp phẫu thuật.
CNC 3S – Trần Quang