Gia công cơ khí (機械加工) – Xử lý nhiệt (Nhiệt luyện 熱処理) – Độ cứng (硬度)
Xử lý nhiệt được dùng để làm tăng độ cứng bề mặt chi tiết máy là một phần không thể thiếu trong nghành gia công cơ khí. Độ cứng bề mặt tỷ lệ thuận với khả năng chống mài mòn của sản phẩm. Nguyên lý cơ bản để tăng độ cứng bề mặt là làm xuất hiện một lớp vật liệu chịu ứng suất nén ngay bên dưới bề mặt chỗ cần tăng cứng.
全体焼き入れ – 焼き入れ (Gia nhiệt thể tích, nhiệt luyện thể tích). Ký hiệu: HQ
-Tăng độ cứng tránh bào mòn
-Để tăng độ cứng của thép: đun nóng đến nhiệt độ nhất định sau đó làm lạnh đột ngột để thay đổi trạng thái cố định của carbon trong thép.
高周波焼き入れ (Gia nhiệt bề mặt, nhiệt luyện bề mặt). Ký hiệu: FHA/ HQI
-Tăng độ cứng bộ phận tránh bào mòn.
– Chiều sâu tăng độ cứng (深度):0.5 – 2mm
-Dưới tác dụng của 誘電流 (dòng điện môi) bề mặt vật liệu nóng liên tục sau đó được làm lạnh đột ngột để tăng độ cứng.
真空焼き入れ (Gia nhiệt chân không, nhiệt luyện chân không). Ký hiệu: HV
-Gia nhiệt trong lò ở trạng thái chân không sau đó làm lạnh bằng khí Nitơ
Lò gia nhiệt chân không trong nghành gia công cơ khí
浸炭焼き入れ (Gia nhiệt thấm carbon): Ký hiệu: HC
-Gia nhiệt trong điều kiện bầu không khí có thấm carbon, tiến hành gia nhiệt để carbon thẩm thấu vào bề mặt vật liệu. 150-200oC
窒化焼き入れ (Gia nhiệt thấm nitơ): 深度:0.1 –0. 2mm Ký hiệu: HN
-Gia nhiệt trong điều kiện có Nitơ dạng khí hay lỏng để tẩm nitơ vào bề mặt sản phẩm. 500-600oC
析出硬化処理 (Kết tụ (chiết suất) làm cứng):
-Làm cứng vật liệu Inox bằng cách làm tan chảy-hoà trộn nguyên tố carbon trong vật liệu.
焼き入れ戻し (Gia nhiệt và ủ) Ký hiệu: HQT
-Nếu chỉ xữ lý nhiệt bằng cách nung nóng và lạm lạnh đột ngột thì nguyên liệu sẽ cứng nhưng dòn dễ bị vỡ. Để cải thiện: sau khi gia nhiệt sản phẩm sẽ được ủ, độ cứng giảm xuống nhưng độ bền cao, độ bền kéo, độ dẻo (引張強度), độ dãn dài (伸び), khẩu độ (絞る), tính chất cơ học nhưng tác động được cải thiện, nó sẽ trở thành thép dẻo và cứng.
Ví dụ về cách đọc phương pháp gia nhiệt trong nghành gia công cơ khí:
HQT: gia nhiệt, ủ
HCV-HQT: thấm carbon- chân không- gia nhiệt- ủ
Đơn vị đo độ cứng là: HB – HRC – Hs – Hv (có cách quy đổi giữa các đơn vị này). Để đo độ cứng thông thường dùng 2 dụng cụ đo: ロックウェル硬さ ( Máy đo độ cứng bàn ) và ショア硬さ ( Máy đo độ cứng cầm tay )
ロックウェル硬さ ( Máy đo độ cứng bàn ):chủ yếu đo HRC chính xác nhưng để lại vết khi đo
ショア硬さ ( Máy đo độ cứng cầm tay ):chủ yếu đo Hs ít chính xác hơn nhưng không để lại vết khi đo.