Skip to main content

Gia công cơ khí chính xác trên máy phay Mazak (Phần 2)

Mỗi máy CNC sẽ có một máy tính điều khiển, người dùng sẽ tương tác với máy thông qua hệ thống bàn phím điều khiển và màn hình. Các phím này, người sử dụng có thể điều khiển được sự hoạt động của máy và lập chương trình thông qua phần mềm Mazak để điều khiển máy gia công sản phẩm.

Bên dưới là hình ảnh các phím và phần giải thích các chức năng của các phím này

 

MAZAK AJV-25/404

may-phay-mazak-AJV-25-CNC3S

MAZAK VTC-200C

may-phay-mazak-VTC-200C-CNC3S

+ RESET: Reset lai chương  trình chạy hoặc khi gặp báo lỗi. Khi máy đang trong quá trình thay dao, hoặc máy đang gia công thì không được  sử dụng.

+ Dãy phím 1: Hai phím bên trái và bên phải dùng dể chuyển vùng bị ẩn trên màng hình. Dãy phím ở giữa dùng để chọn các button tương  ứng trên màng hình đang hiển thị.

+ Nhóm phím 2: Đây là các phím dùng để nhập các ký tự chữ. Ấn phím shift để nhập các ký hiệu nhỏ trên các button của nhóm phím này.

+ Nhóm phím 3: Nhóm phím nhập số. Hai phím EOB và INPUT có chức năng gần như nhau, dùng để nhập dữ liệu vào chương trình khi lập trình. Phím Cancel hủy thông số đang nhập. Phím Clear trong một số trường hợp sử dụng giống phím Cancel, ngoài ra còn dùng để  xóa các báo lỗi trong khi máy đang hoạt động (chú ý không dùng phím Reset trong trường hợp này).

+ Nhóm phím 4: Dùng trong một số trường  hợp đặc  biệt do những người  có kinh nghiệm thực hiện, người lập trình không cần sử dụng.

+ Nhóm phím 5: Phím di chuyển con trỏ trong cửa sổ tạo chương trình. Hai phím có 2 mủi tên dùng dịch chuyển con trỏ theo từng Unit, 4 phím 1 mủi tên dịch chuyển con trỏ theo dòng và theo ký tự ngang.

+ Hai phím RAPID: Khi máy hoạt động, đầu máy dịch chuyển từ  vị trí này đến vị trí khác để gia công. Phím này điều khiển tốc độ dịch chuyển của đầu máy này.

+ Hai phím SINGLE BLOCK và COOLANT STOP: Trong quá trình máy đang hoạt động thì nước  làm mát sẽ được  bơm lên và phun vào vị trí gia công nhằm giảm nhiệt. Nhưng trong một số trường  hợp cần máy dừng lại từng bước  để  kiểm tra, lúc này để ngưng nước và cho máy chạy theo từng bước thì cần dùng 2 phím này.

+ Phím SPINDLE và FEED: Trong quá trình máy hoạt động gia công sản phẩm dùng 2 phím này để  điều chỉnh tốc độ của dao và lượng  cắt vào phôi. Thực tế 2 tốc độ này được  nhập trong quá trình lập trình nhưng có những trường  hợp cần thay đổi 2 thông

số này mà không phải lập trình lại thì có thể dùng 2 phím này để điều chỉnh.

+ Phím RAPID: Khi trạng thái phím này được  chọn, kết hợp với các phím X+, X-, Y+, Y-, Z+, Z- để di chuyển đầu máy gia công.

+ Phím JOG/HANDLE: Dùng kết hợp với nút xoay () để điều khiển đầu máy với tốc độ kiểm soát được.

+ Phím HOME1: dùng kết hợp với  phím HOME để  đưa  đầu  máy về  vị trí ban đầu (0,0,0,) theo Hệ tọa độ máy.

+ Phím MEMORY: Khi phím này được  chọn, thì mới có thể  cho máy hoạt động gia công được.  Trong khi máy hoạt động nếu chọn các phím khác như RAPID, HOME1, MDI, … thì máy sẽ ngưng hoạt động ngay tức khắc. Đầu máy sẽ đứng ngay ở vị trí gia công.

+ Phím Window: Trong màn hình khi máy đang hoạt động hoặc màn hình lập trình. Khi ấn phím này kết hợp với phím Enter sẽ hiển thị máy tính cá nhân, dùng tính toán và nhập trực tiếp kết quả tính toán vào chương trình.

+ 2 nút START và STOP: Dùng để điều khiển máy hoạt động hay dừng lại trong quá trình gia công sản phẩm.

+ Nút Khn cp: Trong qua trình gia công, có sự cố xảy ra cần cho máy ngừng khẩn cấp thì dùng nút này. Ngoài ra, nút này cũng được  dùng để  đưa  máy vào trạng thái ngưng hoạt động trước khi tắt máy (tắt nguồn).

+ Các nút khác: Một số nút người  lập trình không sử dụng hoặc ít sử dụng thì không đề cập ở đây. Khi trực tiếp gia công người lập trình sẽ tìm hiểu thêm.

Xem thêm:

Gia công cơ khí chính xác trên máy phay Mazak (Phần 1)

Gia công cơ khí chính xác trên máy phay Mazak (Phần 3)

CNC3S-Nguyễn Viết Trung